Tìm hiểu về truyền thống của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Thứ hai - 03/03/2014 14:45

10159589.jpg

10159589.jpg
Tìm hiểu về truyền thống của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Tìm hiểu về truyền thống của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức Đoàn trong công tác vận động, tập hợp thanh niên đi theo ngọn cờ lý tưởng của Đảng. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (họp tại Hà Nội từ ngày 22 đến ngày 25/03/1961) đã quyết định lấy ngày 26/03/1931 là ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Trải qua 82 mùa xuân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã có một chặng đường chiến đấu, lao động và học tập không biết mệt mỏi, không sợ hy sinh, gian khổ.Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,  xin gửi tới các đồng chí 14 câu hỏi lý thú để tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đoàn.

     
 <>

 

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do ai sáng lập?

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Cờ Đoàn được thể hiện như thế nào?

Nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ở chính giữa có huy hiệu Đoàn, đường kính huy hiệu bằng 2/5 chiều rộng cờ.

Bài ca chính thức của Đoàn?

Là bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” - Nhạc và lời Hoàng Hà

Bài hát được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI quyết định lấy làm bài ca chính thức của Đoàn.

Từ khi thành lập đến nay Đoàn đã đổi tên bao nhiêu lần?

Từ khi thành lập đến nay Đoàn ta đã đổi tên 7 lần đó là:

- Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương (1931 - 1936)
- Đoàn thanh niên dân chủ Đông Dương (1936 - 1939)
- Đoàn thanh niên phản đế Đông Dương (1939 - 1941)
- Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam (1941 - 1956)
- Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam (1956 - 1970)
- Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970 - 1976)
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (từ 1976 đến nay)

Những truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam?

- Truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng, gắn bó sống còn với lợi ích dân tộc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

- Truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái và nhân đạo cao cả.

- Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo.

8 Đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên là ai?

1. Đồng chí Lê Văn Trọng (tức Lý Tự Trọng)
2. Đồng chí Đinh Chương Long (tức Lý Văn Minh)
3. Đồng chí Vương Thúc Thoại (tức Lý Thúc Chất)
4. Đồng chí Hoàng Tự (tức Lý Anh Tợ)
5. Đồng chí Nguyễn Sinh Thản (tức Lý Nam Thanh)
6. Đồng chí Ngô Trí Thông (tức Lý Trí Thông)
7. Đồng chí Ngô Hậu Đức (tức Lý Phương Đức)
8. Đồng chí Nguyễn Thị Tích (tức Lý Phương Thuận)

Mục đích, lý tưởng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì?

Là độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chức năng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì?

Đoàn có 4 chức năng sau:

- Đoàn là đội dự bị của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng bổ sung Đảng viên, cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là người xây dựng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng

- Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên giúp thanh niên rèn luyện phát triển nhân cách, năng lực;

- Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ;

- Đoàn phụ trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong tổ chức Thanh niên Việt Nam.

Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có mấy nhiệm vụ?

Đoàn viên có 3 nhiệm vụ:

1. Luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn và các Nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên sinh hoạt Đoàn và đóng Đoàn phí đúng quy định;

3. Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành Đoàn viên.

Mỗi Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đều phải có sổ Đoàn, huy hiệu Đoàn và thẻ Đoàn viên.

Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có những quyền gì?

Đoàn viên có 3 quyền:

1. Được yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt để phấn đấu trưởng thành

2. Được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn

3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về các công việc của Đoàn
 

<>


Các phong trào lớn của Đoàn trong các giai đoạn lịch sử?

- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (tháng 2/1950) đã phát động phong trào “Tòng quân giết giặc lập công”;
- Từ sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (tháng 11/1956) tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới;

- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (tháng 3/1961) đã phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”

Tháng 8/1964, đế quốc Mĩ đã leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, phát động phong trào “Ba sẵn sàng”. Tháng 2 năm 1965 đại hội Đoàn thanh niên miền Nam đã phát động phong trào “Năm xung phong”, sau một thời gian ngắn có hàng vạn đoàn thanh niên tham gia phong trào này.

- Sau ngày thống nhất đất nước (1975) hàng triệu lượt đoàn viên thanh niên tham gia phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”; “Thanh niên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” và hành quân theo chân Bác”. Tháng 11/1978, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã phát động phong trào “Tuổi trẻ xung kích sáng tạo xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

- Năm 1993, hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” do Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đoàn (khóa VI) thông qua đã được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII (1997) quyết định tiếp tục phát triển và nâng lên một tầng cao mới. Năm 2000 đã được Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định là “Năm thanh niên”. Từ thời điểm này “Phong trào thanh niên tình nguyện” có bước phát triển mới, đi vào thực tiễn, được đông đảo các cấp cán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên tham gia hưởng ứng nhiệt tình.

- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (12/2002) đã phát động phong trào lớn “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Các cuộc vận động phong trào mới được triển khai như “Sáng tạo trẻ”; “Bốn mới” (kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới, mô hình mới), “Cán bộ công chức trẻ với cải cách hành chính”, “Học tập tốt, rèn luyện tốt”… Đặc biệt, đợt sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ Việt Nam với tư tưởng Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống – Mãi mãi tuổi hai mươi”; diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”; cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” đã tạo nên sự chuyển biến trong cả nhận thức và hành động của đông đảo đoàn viên, thanh niên.

Trong nhiệm kỳ 2007 – 2012, Đoàn TNSCHCM chủ trương triển khai thực hiện phong trào “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, góp phần chăm lo lợi ích chính đáng của thanh niên, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên và huy động các nguồn lực xã hội góp phần định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên và phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, vừa phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên, vừa tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho thanh niên, vì sự phát triển của thanh niên, của cộng đồng và đất nước.
 

<>

Triển lãm ảnh “Từ Ba sẵn sàng đến Thanh niên tình nguyện”. 

Những nội dung cơ bản của phong trào “thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc”?

1. Thanh niên thi đua học tập, đi đầu xây dựng xã hội, học tập và tiến quân vào khoa học, công nghệ.

2. Thanh niên thi đua lập nghiệp và lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới.

3. Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở những lĩnh vực, địa bàn, đối tượng khó khăn.

4. Thanh niên xung kích bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Phong trào “ Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” bao gồm nội dung gì?

1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện tốt nhất để thanh niên được học tập, nâng cao trình độ, phát triển tài năng.

2. Đồng hành với thanh niên trong hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm, giúp thanh niên định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề đúng đắn.

3. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần, góp phần nâng cao thể lực, định hướng và xây dựng lối sống, nếp sống lành mạnh cho thanh niên.

4. Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kỹ năng xã hội, giúp thanh niên hình thành các kỹ năng cần thiết trong làm việc, giao tiếp và hoạt động xã hội.

Phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc” bao gồm nội dung gì?

1. Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
3. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
4. Xung kích thực hiện cải cách hành chính.
5. Xung kích trong hội nhập kinh tế, quốc tế.

Nguồn:  Website Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng

Tác giả: Đào Thị Hương

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay2,147
  • Tháng hiện tại24,608
  • Tổng lượt truy cập1,783,900
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây